Chúng ta thường hay nghe đến từ Marketing, ngành Marketing… Nhưng quá trình làm việc với khách hàng chúng toi thấy hầu như 95% Khách hàng chưa hiểu rõ về Marketing là gì? Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp.
1. Marketing là gì?
Marketing là tất cả các hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu, thu hút và giữ chân khách hàng, vừa đạt được các mục tiêu trong kinh doanh. Mục tiêu của Marketing nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Khái niệm Marketing là gì?
Marketing (còn được gọi là Tiếp thị – Theo nghĩa hẹp ở Việt Nam) xuất phát từ Market có nghĩa là chợ (thị trường), đây là đọng từ có thể hiểu là hoạt động đưa sản phẩm, dịch vụ lên chợ (thị trường) cho mọi người biết; Marketing là hoạt động, tập hợp các thiết chế và quy trình để tạo, giao tiếp, phân phối và cung cấp các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội nói chung.
Theo Wikipedia, Marketing là một quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Bao gồm những thành phần như sau:
- Tiếp thị, kế hoạch truyền thông
- Phát triển thương hiệu
- Thiết kế
- Định giá
- Nghiên cứu thị trường
- Tâm lý khách hàng
- Định vị khách hàng
- Đo lường hiệu quả
Yếu tố cốt lõi của marketing là hiểu được sở thích và mong muốn của khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài trong tương lai.
2. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp
Marketing có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng, tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Marketing là bước để khách hàng hiểu sâu hơn về sản phẩm và dịch vụ của các công ty cung cấp. Nói một cách đơn giản, với tư cách là đội marketing của công ty, bạn là người hiểu rõ nhất về sản phẩm, dịch vụ của công ty… Bạn sẽ đưa những thông tin này tới khách hàng – những người cần nắm thông tin để quyết định mua hàng.
7 Vai trò của Marketing trong việc phát triển doanh nghiệp:
- Cung cấp thông tin hữu ích, giá trị cho khách hàng
- Tăng cường lợi thế cạnh tranh
- Nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
- Linh hoạt, kịp thời trong việc tương tác, hỗ trợ khách hàng
- Marketing giúp doanh nghiệp bán được hàng
- Xây dựng thương hiệu
- Giúp doanh nghiệp phát triển
2.1 Cung cấp thông tin hữu ích, giá trị cho khách hàng
Hơn ai hết, những người làm Marketing phải là những người hiểu rõ sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức mình nhất. Trong quá trình tiếp thị, họ sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ. Những thông tin này phải là những điều mà khách hàng muốn biết như các tính năng, lợi ích, giá cả, các chương trình khuyến mại mà khách hàng có thể nhận được khi mua hàng.
2.2 Tăng cường lợi thế cạnh tranh
Marketing kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp tiết kiệm một khoản lớn chi phí nhưng mang lại hiệu quả vô cùng giá trị. Thông qua các nền tảng như Fanpage, Instagram, website,… họ có thể tương tác dễ dàng, kịp thời giải quyết những vấn đề có khi là khẩn cấp của khách hàng.
Quá trình phân tích và đánh giá kết quả của các hoạt động Marketing, từ đó đưa ra những điều chỉnh và cải tiến để cải thiện hiệu quả, giúp tối ưu hóa chiến lược marketing và tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.3 Nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
Marketing giúp doanh nghiệp tương tác, phản hồi chăm sóc khách hàng nhanh chóng, linh hoạt với khách trên nhiều nền tảng như như email, điện thoại, mạng xã hội, trang web, fanpage,… Điều này giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và được giải quyết hiệu quả vấn đề hiện tại.
Marketing đồng thời cũng giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về sản phẩm/ dịch vụ kịp thời, cung cấp giá trị cho khách hàng thông qua các nội dung hữu ích như bài viết blog, video hướng dẫn,… Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp, từ đó tăng lượng khách hàng tiềm năng.
2.4 Linh hoạt, kịp thời trong việc tương tác, hỗ trợ khách hàng
Nếu là các phương thức trước đây, doanh nghiệp bị thụ động trong việc tương tác với khách hàng, thì ngày nay, Marketing giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách linh hoạt và kịp thời. Đồng thời cho phép doanh nghiệp truyền tải thông điệp, chương trình khuyến mãi, thông tin sản phẩm/ dịch vụ một cách nhanh nhất đến khách hàng mục tiêu.
2.5 Marketing giúp doanh nghiệp bán được hàng
Thực tế, Marketing là một trong những công cụ quan trọng nhất để giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Marketing giúp xác định khách hàng tiềm năng thông qua việc tìm hiểu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung các hoạt động quảng bá vào những khách hàng tiềm năng nhất. Từ đó phát triển các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, chiến lược bán hàng phù hợp. Các hoạt động này giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thu hút sự quan tâm, tăng khả năng mua hàng.
2.6 Xây dựng thương hiệu
Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra nhận thức về thương hiệu, tạo độ khác biệt với đối thủ cạnh tranh, tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng bằng các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng. Từ đó giúp tăng sự nhận thức về thương hiệu và sự tin tưởng của khách hàng.
2.7 Giúp doanh nghiệp phát triển
Các hoạt động Marketing khi thực hiện đúng cách có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và tăng lượng khách hàng trung thành.
Tuy nhiên, để thành công trong Marketing, doanh nghiệp cần phải định hình được mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, phải thực hiện các chiến lược một cách cẩn trọng và chuyên nghiệp.
3. Quy Trình Marketing
Quy trình marketing là gì? Quy trình marketing được hiểu là các bước nghiên cứu, xây dựng, thực hiện, kiểm soát, cải thiện với mục đích là đem đến những giá trị thiết thực cho khách hàng và giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận.
Thông qua quy trình marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lập chiến lược hay kế hoạch marketing một cách dễ dàng, nhờ đó mà mọi việc được diễn ra theo đúng tuần tự và đúng hướng.
1 Quy trình marketing thường bao gồm các công việc:
- Xác định nhu cầu mà nó đáp ứng trên thị trường
- Đặt mục tiêu và mục tiêu bán hàng, tiếp thị và doanh thu
- Xác định thị trường mục tiêu và xác định mong muốn và nhu cầu của khách hàng
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những mong muốn và nhu cầu đó
- Thực hiện các chiến thuật tiếp thị
- Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tiếp thị khi cần thiết
Từ những thông tin hữu ích mà BT MARKETING tổng hợp và chia sẻ ở bài viết trên chắc rằng bạn đã phần nào hiểu rõ về Marketing và quy trình marketing quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp. Có thể nói quy trình marketing chính là cơ sở giúp cho doanh nghiệp xây dựng bất cứ một chiến lược hay kế hoạch marketing nào. Việc thực hiện theo đúng các bước trong quá trình marketing sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được kết quả như mong đợi.