E-commerce là gì? Tìm hiểu chi tiết ngành Thương mại điện tử

E-commerce là gì, xu hướng kinh doanh E-commerce - BT MKT

Thương mại điện tử đang là ngành có tốc độ phát triển cực thịnh trong vài năm trở lại đây tại thị trường Việt Nam. Nhiều thương hiệu đang cạnh tranh nhau khốc liệt để chiếm thị phần tại “miếng bánh ngon” này. Trong đó các kênh Digital Marketing đang là hướng mũi nhọn để các thương hiệu tấn công đến khách hàng, vậy E-commerce là gì và các kênh đó là công cụ đắc lực giúp các thương hiệu chạm được đến mục đích cuối cùng đó chính là “lợi nhuận”, Cùng BT Marketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

E-commerce là gì? Tìm hiểu chi tiết ngành Thương mại điện tử

1. E-commerce là gì?

E-commerce được viết tắt bởi cụm từ “Electronic Commerce” hay còn gọi là Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến, trong đó việc truyền thông, mua bán, trao đổi, thanh toán hàng hóa / dịch vụ đều sử dụng nền tảng công nghệ thông tin trên các hệ thống điện tử như như máy tính, smartphone, máy tính bảng… có kết nối Internet.

Nhờ tốc độ truyền tải dữ liệu cao của mạng viễn thông toàn cầu, cùng hệ thống thông tin hàng hóa / dịch vụ chuẩn hóa, hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử diễn ra nhanh hơn, thông minh hơn, kết nối rộng khắp người mua và người bán, mở ra nhiều cơ hội hợp tác xuyên quốc gia chỉ trong vài cái nhấp chuột.

2. Sàn Ecommerce là gì?

Theo định nghĩa tại khoản 2 điều 2 thông tư 46/2010/TT-BCT, sàn E-commerce – tạm dịch Sàn thương mại điện tử – là những website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ trên đó

Như vậy có thể hiểu, sàn Ecommerce (E-commerce website) là một kênh bán hàng trực tuyến, nơi tất cả các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, báo giá, chốt đơn đều thực hiện thông qua mạng Internet. Mọi hoạt động giao thương có thể diễn ra xuyên biên giới, tùy chọn không gian và thời gian theo mong muốn.

3. Lợi ích của sàn thương mại điện tử mang lại

Mỗi đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh đều hưởng những lợi ích thời đại từ hệ thống sàn Ecommerce:

3.1. Lợi ích đối với người bán hàng

Mở rộng thị phần

Mạng Internet đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong cuộc sống hiện đại, chính vì vậy, việc tiếp cận khách hàng thông qua website thương mại điện tử sẽ giúp người bán quảng bá các sản phẩm cung cấp một cách hiệu quả đến mọi vùng miền, mọi quốc gia.

Giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm

Thay vì phải thuê mặt bằng, phải đến tận nơi để quảng bá sản phẩm thì giờ đây, mọi việc đều được thực hiện trên nền tảng trực tuyến, tiết kiệm tối đa chi phí thuê mặt bằng đầu tư cơ sở kinh doanh, thuê nhân viên làm việc tại các chi nhánh và chi phí Marketing.

Giảm chi phí lưu kho

Hàng hóa có thể tập trung tại một khu vực, khi nào có đơn hàng thì sử dụng các dịch vụ chuyển phát nhanh gửi đến người mua. Vì vậy, người bán không cần phải thiết lập nhiều kho hàng vệ tinh như khi khách đến mua trực tiếp nữa.

Giảm chi phí chăm sóc, tư vấn

Quá trình tư vấn sản phẩm có thể diễn ra thông qua các ứng dụng trao đổi trực tuyến. Việc giải đáp các câu hỏi, thắc mắc quen thuộc cũng đã có các chatbot thay người bán trả lời tự động, tốc độ hồi đáp nhanh tăng sự hài lòng nơi khách hàng mà không cần phải thuê nhiều nhân viên trực như cách kinh doanh cũ.

Tăng lợi nhuận kinh doanh

Thị phần mở rộng trong khi các khoản phí phục vụ kinh doanh lại được tinh giảm đáng kể, nhờ vậy, lợi nhuận người bán thu về cao hơn, việc quản lý thu chi cũng sát sao hơn vì người chủ hoàn toàn có thể theo dõi thông qua các phần mềm thống kê cập nhật số liệu liên tục.

3.2. Lợi ích đối với người mua hàng

Dễ tìm kiếm nguồn hàng như ý

Nhiều hàng hóa đặc thù mà rất ít cửa hàng bán, muốn tìm được phải mất nhiều thời gian, chạy xe hỏi hết nơi này đến nơi khác. Giờ thì chỉ với chiếc smartphone trong tay, nhập tên mặt hàng cần tìm là bạn đã có trong tay hàng chục gian hàng cung cấp với mức giá, thông số kỹ thuật công khai rõ ràng.

Tiết kiệm công sức mua hàng

Tất cả hoạt động tìm sản phẩm, kiểm tra thông tin, hỏi đáp chi tiết, chốt đơn đều thực hiện thông qua sàn Ecommerce. Người bán tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức mà vẫn nắm rõ cặn kẽ chi tiết từng mặt hàng.

Tiết kiệm tài chính

Tất cả các sản phẩm trên sàn Ecommerce đều công khai giá bán, vì vậy, những sản phẩm cùng loại được bán ở nhiều gian hàng, người mua có thể so sánh và chọn nơi bán với mức giá mà mình hài lòng nhất. Không sợ mua hớ, không phải lo nghĩ trả giá thế nào cho phù hợp.

Chủ động không gian và thời gian

Gian hàng trên sàn Ecommerce hoạt động và tiếp nhận thông tin mua hàng 24/7. Người mua có thể tiếp cận sản phẩm mọi thời gian, mọi không gian thông qua mạng Internet. Không còn phải lo lắng gian hàng hết giờ đóng cửa, hay phải đi một chặng đường dài để đặt mua hàng nữa.

3.3. Lợi ích đối với xã hội

3.3.1. Giảm lưu lượng giao thông

Các hoạt động lưu thông tìm mua hàng, thanh toán hàng được thực hiện online nên giảm thiểu tần suất giao thông, giảm kẹt xe. Việc giao hàng đã có đội vận chuyển chuyên nghiệp, một người giao nhận có thể đáp ứng hàng trăm đơn hàng mỗi ngày.

3.3.2. Thúc đẩy kinh tế phát triển

Sàn Ecommerce thúc đẩy người bán hàng và nhà sản xuất phải năng động cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng. Qua đó, nhịp kinh doanh và giao thương của kinh tế quốc gia được cải thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế nội địa và quốc tế.

3.3.3. Phát huy sự tiện lợi từ mạng Internet

Chính phủ điện tử, hành chính điện tử… sẽ dần hoàn thiện, và hoạt động thương mại điện tử thông qua các sàn Ecommerce chính là sự rèn luyện, giúp người dân làm quen dần với các hệ thống giao dịch thông minh được kết nối từ mạng Internet.

5/5 - (5 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *